Nguồn - Câu chuyện thành công
TeleHealth và cuộc cách mạng chăm sóc sức khỏe toàn diện
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin nổi bật và phát triển. Những nǎm gần đây, ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Thụy Sĩ, Nhật Bản... xuất hiện thuật ngữ TeleHealth. Khái niệm này còn khá mới mẻ tại nước ta, qua bài viết này, các độc giả sẽ hiểu rõ hơn về Telehealth. TeleHealthcare được hiểu theo nghĩa là chăm sóc sức khỏe từ xa. Telehealth có thể giải quyết 10 việc sau: 1. Cung cấp dịch vụ phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm; 2. Giúp người bệnh quản lý tối ưu tình trạng sức khoẻ; 3. Hạn chế việc đến bệnh viện, khám bệnh tại bệnh viện; 4. Có thể ra viện sớm, giảm ngày nằm tại bệnh viện; 5. Tư vấn chăm sóc sức khoẻ; 6. Thuận lợi cho hoà nhập xã hội; 7. Hỗ trợ hợp nhất và hạn chế trùng lặp; 8. Giảm thiểu rủi ro; 9. Hỗ trợ chăm sóc tại nhà; 10. Hỗ trợ người bệnh thấy thoải mái và an toàn ngay tại nhà mình. Đây được coi là một xu hướng mới trên thế giới trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp thân thiện với công nghệ thông tin. Với mô hình này, kết nối giữa người bệnh – thầy thuốc, thầy thuốc – thầy thuốc một cách nhanh và thuận tiện nhất. Tất cả thông số sức khỏe người bệnh được lưu trữ để chúng ta nhìn vào hồ sơ tìm được giải pháp tốt hơn rất nhiều, nhất là để phát hiện sớm theo đúng nghĩa ngay từ khi chưa thành bệnh. Bệnh nhân được TeleHealth theo dõi hằng ngày các chỉ số đo mà không cần thường xuyên đến phòng khám hay bệnh viện. Hiệu quả kinh tế và xã hội của Telehealth là rất lớn. Trong một đánh giá gần đây của Công ty cung cấp dịch vụ sức khoẻ từ xa Tunstall Healthcare hàng năm của Anh cho thấy: giảm chi phí nằm viện 456,166 Bảng Anh; giảm tiếp nhận cấp cứu 25%; giảm 26% số nằm viện; giảm 16% số ngày nằm viện; giảm 58% lượt bác sĩ gia đình thăm khám bệnh nhân. Người bệnh có thể được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện mà có thể không cần phải tới bệnh viện. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng dù sao thì TeleHealth cũng không thể thay thế sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ? Điều này là hoàn toàn đúng. TeleHealtc không thay thế hoàn toàn được việc khám chữa bệnh trực tiếp, nhưng là công cụ bổ trợ ưu việt vì sự nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp hơn rất nhiều. Chẳng hạn, với những bệnh nhân lớn tuổi mắc các bệnh mãn tính, thì việc tới phòng khám, bệnh viện lúc cơ thể không khỏe là điều rất khó khăn, trong khi con cái không thể túc trực 24/24 bên cạnh. Có thể thấy được sự khác biệt ở TeleHealth là người bệnh sẽ luôn có bác sĩ theo dõi, quản lý các chỉ số y tế từ xa, và nhận được sự hỗ trợ chăm sóc, quản lý dài hạn tại nhà và tư vấn qua điện thoại hay video. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường, hệ thống sẽ cảnh báo tới bác sĩ và người nhà người bệnh để có thể có những xử trí kịp thời, hiệu quả nhất. Vậy công nghệ này có thể phát triển và hỗ trợ cho người dân tại hệ thống y tế tại Việt Nam được hay không? Y tế tại nước ta hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, trong đó có tình trạng quá tải của hệ thống bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến cuối; thiếu nhân lực y tế, bệnh truyền nhiễm, bệnh lạ, bệnh mới khó lường, chi phí y tế gia tăng nhanh trong khi nguồn vốn đầu tư cho y tế còn quá thấp. Do đó những giải pháp đột phá như TeleHealth có thể đưa dịch vụ y tế tới nhiều người nhất, với chi phí thấp mà đem lại hiệu quả chăm sóc sức khỏe cao. Hiện nay, một số dịch vụ y tế trên nền tảng công nghệ TeleHealth đang rất hiệu quả tại nước ta. Cụ thể, MediHome được thiết lập trên nền tảng của cả ứng dụng TeleHealth và IoT (Internet of Thing - vạn vật kết nối) và Big Data. Toàn bộ thiết bị đo, cảnh báo, đeo tay, đeo cổ... đều sử dụng công nghệ IoT và được kết nối về hệ thống máy chủ. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị IoT để nhắc nhở về các cuộc hẹn khám bệnh, những thay đổi về huyết áp, sự tiêu thụ năng lượng… Một trong những phần tốt nhất của IoT trong chăm sóc sức khỏe là hệ thống giám sát sức khỏe từ xa, giúp cho bệnh nhân được giám sát và nhận được sự tư vấn y tế từ bất kỳ nơi nào. Các dịch vụ định vị thời gian thực là một cách tiếp cận khác mà IoT cung cấp. Theo suckhoedoisong.vn |
Tiêu chuẩn HL7 liên thông giữa các hệ thống thông tin y tế
Việc ứng dụng CNTT trong cuộc sống thực tiễn ngày càng phổ biến hơn. Quả thật, không thể phủ nhận được những tiện ích mà CNTT hiện đại đem lại cho con người. Và đặc biệt là đối với ngành y tế nó càng đặc biệt và quan trọng hơn. Việc áp dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện chính là một bước tiến mới, hỗ trợ giảm thiểu quá tải tại các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Quân y 354, Viện mắt Quốc tế Việt Nga, Viện phụ sản …… Cục trưởng Cục CNTT – PGS.TS Trần Quý Cường cho biết, hai năm qua Bộ Y tế có bước tiến dài trong phát triển CNTT y tế. Các chuyên gia đánh giá những kết quả mà Bộ Y tế đạt được trong hai năm này bằng với 28 năm phát triển CNTT y tế trước đây. Hiện nay, trên 90% các bệnh viện có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, 95% các cơ sở khám chữa bệnh đã kết nối liên thông với BHYT.... Bộ Y tế có được những thành công trên là do sự chỉ đạo thống nhất từ Đảng và Chính phủ; Hệ thống bệnh viện đến 95 % là công lập và có 1 hệ thống BHYT duy nhất. Ngoài ra, góp một phần không nhỏ cho những thành công trên chính là từ sự giúp đỡ của nhiều Tổ chức quốc tế. Cho đến thời điểm này, Cục CNTT đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế xây dựng 3 chương trính y tế điện tử tới năm 2020: Chương trình 1 về xây dựng cơ sở hạ tầng triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử để dần hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế. Chương trình 2 về hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, phần mềm quản lý trạm y tế xã theo tiêu chuẩn chung để đảm bảo liên thông các phần mềm với nhau và với phần mềm trong giám định bảo hiểm y tế. Chương trình 3 về dịch vụ công trực tuyến và cơ chế 1 cửa quốc gia ASEAN, phấn đấu đến 2020 có 70-80% trong số 300 thủ tục hành chính đạt mức độ 3, 4. ![]() Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đề cao vai trò kết nối liên thông biến thế giới ảo thành thế giới thực. Các bệnh viện tại Việt Nam hiện đang sử dụng hơn 1000 phần mềm khác nhau. Thực tế đòi hỏi không thể có phần mềm dùng chung mà phải xây dựng 1 tiêu chuẩn chung để kết nối các phần mềm. Cục CNTT – Bộ Y tế đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 7713/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 về việc công bố tài liệu tiêu chuẩn quốc tế giao thức bản tin HL7 phiên bản tiếng Việt và Quyết định số 3926/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế công bố tài liệu tiêu chuẩn kiến trúc tài liệu lâm sàng HL7CDA phiên bản tiếng Việt áp dụng vào phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực y tế (Áp dụng vào phần mềm quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế) Tuy nhiên nhiều bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe trên cả nước chưa quan tâm tới tiêu chuẩn này dẫn đến tình trạng các bệnh viện sử dụng nhiều phần mềm và các phần mềm này không có sự kết nối với nhau. Chính bởi lẽ đó, việc cần làm ngay chính là đẩy mạnh triển khai và đưa tiêu chuẩn HL7 vào sử dụng phổ biến giúp liên thông các phần mềm sử dụng trong y tế, tháo gõ những khó khăn và đưa ra giải pháp, định hướng kỹ thuật về liên thông hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam trong thời gian tới. Hoà chung với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Nanosoft đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, đưa chuẩn HL7 vào phần mềm quản lý bệnh viện Nano-Hospital. Những nỗ lực của chúng tôi được đền đáp bởi sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng phần mềm quản lý tổng thế bệnh viện. Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện là thiết thực nâng cao năng lực quản lý và điều hành của giám đốc bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vì vậy Banh lãnh đạo tại các bệnh viện phải thực sự quan tâm đầu tư mọi nguồn lực để ứng dụng và phát triển CNTT trong bệnh viện. |
Lợi ích khi triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (ERM)
Triển khai bệnh án điện tử là một trong những công việc quan trọng, được quan tâm hàng đầu trong công cuộc chuyển đổi số ngành Y tế. Trong thời gian qua, triển khai bệnh án điện tử đã và đang là vấn đề rất được quan tâm của Bộ y tế, các địa phương và các cơ sở khám chữa bệnh. Vậy những lợi ích nổi bật của việc triển khai bệnh án điện tử là gì? Nanosoft xin tổng kết sơ lược các lợi ích mang lại của bệnh án điện tử như sau:
1. Đối với người bệnh
2. Đối với Thầy thuốc và nhân viên y tế
3. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 4. Đối với công tác quản lý
Với đầy đủ các tiện ích mà bệnh án điện tử đem lại, NANO-EMR chắc chắn sẽ đóng góp không nhỏ vào cuộc cách mạng 4.0 trong ngành y tế. Hãy gọi đến hotline hoặc đăng ký tại đây để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí Bệnh án điện tử NANO-EMR nhé! CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NANOSOFT |
Quy định về lưu trữ và Bảo mật thông tin bệnh án điện tử
Khi áp dụng bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy, ngoài việc đầu tư xây dựng phần mềm EMR đạt chuẩn, giải quyết vấn đề ký số, ký điện tử thì đầu tư cho việc lưu trữ bệnh án điện tử và đảm bảo tuân thủ bảo mật thông tin bệnh án điện tử là một bài toán mà các cơ sở khám chữa bệnh phải lưu ý. Vậy quy định về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Nanosoft tìm hiểu nhé!
Đối với bảo mật thông tin người bệnh
Để bảo đảm bảo mật và tính riêng tư của dữ liệu trong hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định như sau:
Công ty cổ phần công nghệ Nanosoft sẵn lòng tư vấn miễn phí cho các đơn vị xây dựng hệ thống phần mềm bệnh án điện tử đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đăng ký tại đây để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí phần mềm NANO-EMR nhé! CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NANOSOFT |
Các biến thể Covid ngày càng khó lường trước
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, biến chủng Delta và Delta Plus đang đe dọa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến tạo ra các biến thể mới với tốc độ lây lan kinh hoàng khiến số ca mắc và tử vong tăng chóng mặt. Vậy có bao nhiêu biến chủng virus Corona hiện nay? Biến thể virus Corona nào nguy hiểm nhất? Virus Corona là gì? Virus Corona là một họ virus lớn gồm nhiều chủng loại virus ảnh hưởng đến hệ hô hấp của động vật có vú, bao gồm cả con người. Đây là một bệnh gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như cảm lạnh thông thường, mệt mỏi, viêm phổi, suy hô hấp nặng, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hoặc các bộ phận khác trong cơ thể, khiến người bệnh tử vong. 2019-nCoV là chủng virus Corona mới chưa từng được phát hiện ở người trước đây. Virus này được xác định là tác nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong một cuộc điều tra bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Trước đó, các chủng virus corona cũng đã gây nên nhiều đại dịch nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 hay Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS – CoV) năm 2012. Biến chủng virus Corona là gì? Biến chủng virus Corona là “thuật ngữ” để miêu tả biến thể của virus Corona khác biệt với các virus đồng loại của nó một cách đáng kể. Sự khác biệt này được thể hiện ở các khía cạnh: tính dễ lây (khả năng truyền bệnh), độc lực (khả năng gây bệnh), sự nhạy cảm với thuốc điều trị/vắc xin phòng ngừa (khả năng chịu đựng) của virus SARS-CoV-2. Virus biến thể có phải là bình thường hay không? Chúng biến thể như thế nào? TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Virus Corona có 4 nhóm (nhóm A, B, C, D) thì nhóm B có khả năng đột biến nhiều nhất. Trước đây, Coronavirus có thể gây bệnh cảm lạnh, dân gian gọi là cảm cúm, nhiều người tưởng rằng bệnh này giống như cảm cúm nhưng thực ra nó là do căn nguyên khác và có tính đột biến cao. Năm 2002, Coronavirus đã đột biến thành chủng virus gây ra đại dịch SARS với nguy cơ tử vong khá cao, từ 40-60%. Khi đó, Việt Nam là nước đầu tiên khống chế được bệnh này. Đến năm 2019, Corona tiếp tục biến đổi thành nCoV, nó gắn kết với 85% gen corona cổ điển, 15% đột biến ra chủng mới. Những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận đầu tiên tại Vũ Hán, sau đó lây lan ra khắp và trở thành đại dịch toàn cầu. Trong quá trình lây truyền giữa các quốc gia, các châu lục, giữa người với người thì virus tiếp tục đột biến, đây là sự khác biệt của SARS-CoV-2. Các chuyên gia khẳng định, việc virus liên tục biến thể là điều hoàn toàn bình thường. Chúng ta có thể hiểu rằng, những thay đổi về bản chất trên bộ gen được gọi là “biến thể” (variant). Sau khi biến đổi chúng sẽ có những biểu hiện rõ ràng, cụ thể được gọi là “biến chủng” (mutant). Tức là, khi virus có những thay đổi trên bộ gen và đã thành một chủng mới khác với chủng ban đầu – đó là biến chủng của virus. Trong thời gian qua, thế giới đã chứng kiến các biến thể virus SARS-CoV-2 hoành hành, tiêu biểu nhất là biến thể Delta, xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 10/2020, lây lan ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lý giải nguyên nhân virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh, các nhà dịch tễ cho hay, nhờ trên bề mặt có những protein gai (spike protein) giúp virus bám vào đường hô hấp. Sau khi bám, nó sẽ nhảy sang tế bào biểu mô và nhân bản, sau đó thoát ra khỏi tế bào cũ để xâm nhập vào tế bào mới và lây cho cộng đồng qua đường mũi, miệng. Nếu sự biến đổi gen làm các “xúc tu” protein gai này hút chặt hơn thì tất yếu dẫn tới lây nhiễm nhanh hơn. ![]() Các biến chủng virus mới nhất hiện nay là gì? GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết: Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia các biến thể của SARS-CoV-2 làm 2 nhóm: Biến thể đáng quan tâm (VOIs) và Biến thể đáng quan ngại (VOCs). Biến thể đáng quan tâm (VOIs): khi có thay đổi về kiểu hình hoặc có 1 gen với nhiều đột biến có khả năng làm thay đổi acid amin liên quan đến kiểu hình; và gây lây lan dịch trong cộng đồng hoặc có nhiều ca/chùm ca bệnh xuất hiện cùng lúc; hoặc được phát hiện ở nhiều quốc gia. Biến thể đáng quan ngại (VOCs): là những biến thể được khẳng định có liên quan đến gia tăng đáng kể khả năng lây lan; làm thay đổi đáng kể tình hình dịch tễ Covid-19 một cách tiêu cực; tăng độc lực virus/làm nặng lên biểu hiện lâm sàng; giảm hiệu quả các biện pháp y tế công cộng; hay giảm hiệu quả của các vaccine, xét nghiệm chẩn đoán, liệu pháp điều trị hiện hành. Hiện có 4 biến thể virus SARS-CoV-2 được WHO xếp vào nhóm đáng quan ngại bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta được phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ. Trong đó, biến thể Delta được đánh giá là nguy hiểm nhất, là chủng lây nhiễm thống trị trên toàn cầu bởi khả năng lây lan cao. Trước đó, cách gọi tên các biến chủng cũ là thường ghép “biến thể” + “tên quốc gia” là không được dùng vì có thể tạo tâm lý kỳ thị. 1. Biến thể virus Corona Anh (Dòng B.1.1.7 – hay còn gọi là biến thể 20B/501Y.V1) Biến thể B.1.1.7, còn được gọi tên khác là Alpha, được phát hiện lần đầu tiên tại Vương quốc Anh, trở thành chủng virus rất phổ biến ở thành phố Luân Đôn và vùng đông nam nước Anh. Đây cũng là biến chủng đánh dấu cho đợt bùng phát Covid-19 mới của toàn cầu vào cuối năm 2020. Đến nay, hơn 100 quốc gia đã có người nhiễm biến chủng B.1.1.7, trong đó có Việt Nam. Biến chủng Alpha có chứa 23 đột biến gene, đặc biệt là không liên quan về mặt di truyền với chủng virus đang gây bệnh cho Anh trong thời điểm đó. Theo Chris Whitty, Giám đốc Y tế của Anh, số lượng này nhiều bất thường. Các quan chức y tế tại Anh cảnh báo, biến thể B.1.1.7 của SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền cao hơn tới 70% so với chủng cũ. Trong bản cập nhật dịch tễ hàng tuần, WHO cũng cảnh báo biết biến chủng B.1.1.7 cho thấy khả năng lây nhiễm virus mạnh. Tại Anh, các mẫu thử nghiệm SARS-CoV-2 chủng mới đã tăng từ 63% trong tuần từ 14/12/2020 lên 90% trong tuần từ 18/1/2021. Bến thể B.1.1.7 nhanh chóng trở thành chủng virus phổ biến trong các ca bệnh trên toàn cầu. Đây cũng là chủng được tìm thấy trong nhiều ca bệnh của đợt bùng phát hiện nay và tại Hải Dương vào tháng 7/2020. Cuối tháng 4, theo thông tin từ Bộ Y tế, kết quả Viện Pasteur TP.HCM giải trình tự gene của các trường hợp nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam cho thấy 85.7% mẫu nhiễm biến chủng B.1.1.7 (biến chủng được phát hiện ở Anh), 14,3% còn lại mang biến chủng B.1.351 (phát hiện ở Nam Phi). Chủng B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với chủng trước đây. Ở các đợt dịch trước, các nhà dịch tễ tính toán chu kỳ lây nhiễm khoảng 4-5 ngày với chu kỳ lây rất rõ ràng, nhưng lần này chu kỳ lây ngắn hơn với thời gian khởi phát của bệnh cũng rất nhanh. Ở biến thể virus Corona này, chỉ tới ngày thứ 2 đã xuất hiện virus vùng hầu họng, từ đó, khả năng nhân lên của virus, đào thải mầm bệnh và lây lan trong không khí rất cao. Chủng virus biến thể mới được tìm thấy ở Anh có khoảng 20 đột biến, trong đó có nhiều đột biến tác động tới cách thức virus xâm nhập tế bào người và lây bệnh. 2. Biến thể Nam Phi (Dòng B.1.351, hay còn gọi là biến thể 20C/501Y.V2) Tháng 12/2020, Bộ Y tế Nam Phi lần đầu tiên thông báo một chủng đột biến mới có tên gọi là Belta (B.1.351) được phát hiện ở Vịnh Nelson Mandela, Nam Phi. Từ mùa hè cho tới tháng 10/2020, quốc gia này chỉ có khoảng 2.000 ca nhiễm trung bình mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này gia tăng đáng kể từ giữa tháng 11/2020 với hơn 16.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, nhiều hơn mức đỉnh dịch năm 2019. Thời điểm đó, Bộ Y tế Nam Phi cho biết, biến thể này chiếm từ 80-90% các ca nhiễm mới trong nước và góp phần gia tăng các ca nhiễm và nhập viện trên khắp Nam Phi. Theo đánh giá của các nhà khoa học, biến thể Belta ở Nam Phi khác với biến thể Alpha ở Anh, có khả năng lây nhiễm gấp 1.5 lần, hung hãn hơn, có thể tiến hóa và thích nghi cao hơn… Ngày 31/01/2021, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến thể Nam Phi Belta (B.1.351) đầu tiên từ chuyên gia nhập cảnh người Nam Phi. Biến chủng Belta (501.V2 hay B.1.351) mang 3 đột biến (E484K, K417N và N501Y) tại các vùng quan trọng của gene. Đây là nơi tạo ra protein gai mà virus dùng để gắn vào tế bào người. Trong đó, E484K có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus. Nhờ đó, nCoV vượt hàng rào miễn dịch do vắc xin COVID-19 sinh ra dễ dàng hơn. 3. Biến thể của Brazil (Dòng P.1) Biến thể Gamma, còn gọi là dòng P.1, lần đầu được phát hiện bởi Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản (NIID) trên nhóm 4 người ở Nhật Bản hồi tháng 1/2021, dù đã từng tồn tại ở Brazil từ tháng 11/2020. Theo tờ New York Times, đây là những du khách mắc biến thể mới sau khi tới bang Amazonas, Brazil. Sau đó, biến thể P.1 đã nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị khắp Brazil và gieo rắc nỗi kinh hoàng cho các quốc gia khác trên thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra, biến thể P.1 có một “chòm sao đột biến độc đáo” và rất nhanh đã trở thành một biến thể nổi trội với tốc độ lây lan nhanh, có thể tái lây nhiễm cho những người trước đó đã khỏi bệnh. Đồng thời, các nhà khoa học cũng tính toán rằng virus P.1 có khả năng lây nhiễm cao hơn gấp 2.5 lần so với chủng virus SARS-CoV-2 gốc xuất hiện ban đầu, khả năng kháng lại các kháng thể cũng cao hơn. 4. Biến thể kép của Ấn Độ (Delta hay dòng B.1.617.2) Biến thể Delta (B.1.617.2), còn gọi là “đột biến kép” được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 12/2020. Với khả năng lây nhiễm nguy hiểm, Delta sớm trở thành chủng virus thống trị ở cả Ấn Độ, đến Vương quốc Anh, rồi lần lượt “ghé thăm” các nước khác, áp đảo hệ thống y tế toàn cầu. Với đặc điểm dễ lây lan, khó truy vết, theo thống kê của WHO, biến thể này đã lây lan ra 124 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các dữ liệu mới chỉ ra, biến thể Delta có mức độ lây lan cao chủ yếu là vì người nhiễm biến thể này mang tải lượng virus ở khoang mũi lớn gấp 1.000 lần so với người nhiễm các chủng virus SARS-CoV-2 trước đó. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết, Delta có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 40% đến 60% so với biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tại Anh. ECDC dự đoán đến đầu tháng 8, sẽ có tới 70% số ca mắc mới tại EU nhiễm biến thể Delta và con số này sẽ lên tới 90% vào cuối tháng 8. Bà Rochelle Walensky Hoa Kỳ, Giám đốc CDC Hoa Kỳ cho biết: “Biến thể Delta dữ dội hơn và có sức lây lan mạnh hơn các chủng virus lan truyền trước đó. Đây là một trong các virus hô hấp có sức truyền nhiễm nhiều nhất mà chúng tôi được biết đến và tôi từng chứng kiến trong sự nghiệp 20 năm của mình”. Tỷ lệ nhập viện với bệnh nhân nhiễm biến thể Delta cũng cao hơn 85% so với biến thể Alpha. Tại Việt Nam, biến thể Delta được phát hiện trong các ca dương tính ở TP.HCM vào ngày 18/05/2021 trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các trường hợp nhiễm biến thể Delta cao hơn so với biến thể Alpha. Tại các chuỗi lây nhiễm ở các tỉnh phía Nam đã ghi nhận 1 số trường hợp có dấu hiệu hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm với người mắc COVID-19. Đáng lo ngại, biển thể Delta lây lan rất nhanh trong môi trường kín, không khí lưu thông kém như: nhà máy, khu công nghiệp, quán bar, nhà thờ,… Không chỉ vậy, các chuyên gia dịch tễ lo ngại, biến thể Delta đang “làm mưa làm gió” chưa thể ngăn chặn, thì biến thể mới Delta Plus – được xem là “hậu duệ” của Delta nguy hiểm không kém, rất dễ lây lan, chúng liên kết mạnh với các thụ thể của tế bào phổi và có khả năng chống lại liệu pháp kháng thể đơn dòng. Các nhà dịch tễ học cho rằng, biến thể Delta là một kẻ thù đặc biệt đáng sợ. Nếu tiếp tục đột biến, chủng này sẽ gây ra mối đe dọa vô cùng lớn, đó là lý do khiến các chuyên gia y tế đang vô cùng căng thẳng. Với khả năng lây nhiễm cao, biến thể Delta có nguy cơ đảo ngược cả những thành quả chống dịch khá ấn tượng tại các quốc gia có độ tiêm chủng nhanh như Mỹ và châu Âu. Nguồn: VNVC |
Bạn đã biết gì về AI trong y tế?
Chắc hẳn đến giờ không còn ai xa lạ với khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI) nữa. Theo xu hướng công nghệ 4.0, AI được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực như: giáo dục, xe cộ, các thiết bị di động, mua sắm ..... Và đặc biệt là trong y tế, có thể nói ứng dụng của AI trong việc chăm sóc sức khỏe con người là ứng dụng có ý nghĩa thực tế nhất bởi nó liên quan mật thiết với sự sống của chúng ta. Vậy cụ thể AI đóng vai trò gì trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, cùng Nanosoft điểm qua nhé! Bệnh án điện tử Trong quy trình chăm sóc sức khỏe thì đọc và phân tích thông tin hồ sơ y tế là một bước khá phổ biến. Theo đó quản lí dữ liệu là ứng dụng được sử dụng rộng rãi nhất của trí tuệ nhân tạo. Robot thu thập lưu trữ định dạng lại và theo dõi dữ liệu để cung cấp chúng tối ưu hơn, nhanh hơn và đồng bộ hơn. Bệnh án điện tử cũng theo đó ra đời. Hỗ trợ chẩn đoán bệnh Phân tích các cuộc kiểm tra, quét CT, nhập dữ liệu, và các nhiệm vụ khác có thể được thực hiện nhanh hơn và chính xác hơn bởi robot. Tim mạch và X quang là hai lĩnh vực mà số lượng dữ liệu phân tích vô cùng lớn và chiếm khá nhiều thời gian. Trong tương lại các chuyên gia về tim mạch hay X quang sẽ được giảm thiểu một lượng lớn công việc, họ chỉ cần tập trung vào các trường hợp phức tạp nhất khi mà robot có thể chưa đủ sự linh hoạt để giải quyết, sự giám sát và phân tích của con người thực sự hữu ích. Tư vấn sức khỏe Hiện nay đã có rất nhiều những ứng dụng sử dụng AI để tư vấn y tế dựa trên lịch sử y tế cá nhân và kiến thức y học thông thường. Bệnh nhân có thể báo cáo các triệu chứng của họ vào ứng dụng, sau đó sử dụng nhận dạng giọng nói để so sánh với các cơ sở dữ liệu về bệnh tật sẵn có. Sau đó ứng dụng sẽ cung cấp những hành động đề xuất tới lịch sử tài khoản y tế của người dùng. Là một y tá riêng Một ý tá kĩ thuật số có thể giúp theo dõi tình trạng của bệnh nhân, theo dõi điều trị cùng những lần khám của bác sĩ, nhắc lịch hẹn tái khám và ghi lại toàn bộ quá trình thăm khám cũng như điều trị của người bệnh. Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh Những ứng dụng theo dõi thuốc của bệnh nhân được phát triển nhanh chóng. Webcam của điện thoại thông minh được hợp tác với AI để tự động xác nhận rằng bệnh nhân đang dùng thuốc theo toa và giúp họ quản lý tình trạng của họ. Người dùng sẽ đem lại tính hiệu quả cho chuyên gia điều trị là những người có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bệnh nhân có xu hướng đi ngược với lời khuyên của bác sĩ. Phát hiện bệnh sớm Di truyền và hệ gen tìm kiếm các đột biến và liên kết với bệnh từ thông tin trong DNA. Với sự giúp đỡ của AI quét cơ thể có thể phát hiện bệnh ung thư và các bệnh về máu sớm, dự đoán các vấn đề sức khỏe mà chúng ta phải đối mặt dựa trên di truyền của chính mình. Theo dõi sức khỏe Các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được ngày càng trở nên phổ biến, các thiết bị có thể theo dõi nhịp tim và mức độ hoạt động của con người. Chúng có thể gửi cảnh báo cho con người để tập thể dục nhiều hơn và có thể chia sẽ thông tin này cho bác sĩ để biết thêm dữ liệu về nhu cầu và thói quen của bệnh nhân. Hệ thống phân tích chăm sóc sức khỏe AI có thể được sử dụng để sàng lọc dữ liệu làm nổi bật nhứng sai lầm trong phương pháp điều trị, tính không hiệu quả của quy trình làm việc và giúp những trường hợp nhập viện không cần thiết. Và còn rất nhiều những tính năng hữu ích khác mà Trí tuệ nhân tạo đem lại. Bạn ngạc nhiên không khi thấy bệnh nhân chụp X quang mà không cần đợi lấy phim? Hình ảnh sẽ được truyền tới bác sỹ ngay sau khi chụp, hệ thống phần mềm thông minh sẽ phân tích phim chụp và chẩn đoán bệnh luôn thay vì đợi bác sỹ đọc phim. Hồ sơ bệnh án được lưu lại toàn bộ theo từng bệnh nhân, nhờ đó mà việc theo dõi lịch sử bệnh, dị ứng thuốc hay tiền sử gia đình. Đến lịch hẹn tái khám sẽ có tin nhắn tự động nhắc lịch, bệnh nhân không cần đem theo phim chụp, đơn thuốc cũ lỉnh kỉnh ...... Trên đây là 1 số lợi ích tiêu biểu nhất mà AI đem lại, để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi nhé! CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NANOSOFT Hotline: 081 263 8888 - 1900 4757 Email: info@nanosoft.vn |
Tiêu chuẩn HL7 liên thông giữa các hệ thống thông tin y tế
Việc ứng dụng CNTT trong cuộc sống thực tiễn ngày càng phổ biến hơn. Quả thật, không thể phủ nhận được những tiện ích mà CNTT hiện đại đem lại cho con người. Và đặc biệt là đối với ngành y tế nó càng đặc biệt và quan trọng hơn. Việc áp dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện chính là một bước tiến mới, hỗ trợ giảm thiểu quá tải tại các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Quân y 354, Viện mắt Quốc tế Việt Nga, Viện phụ sản …… Cục trưởng Cục CNTT – PGS.TS Trần Quý Cường cho biết, hai năm qua Bộ Y tế có bước tiến dài trong phát triển CNTT y tế. Các chuyên gia đánh giá những kết quả mà Bộ Y tế đạt được trong hai năm này bằng với 28 năm phát triển CNTT y tế trước đây. Hiện nay, trên 90% các bệnh viện có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, 95% các cơ sở khám chữa bệnh đã kết nối liên thông với BHYT.... Bộ Y tế có được những thành công trên là do sự chỉ đạo thống nhất từ Đảng và Chính phủ; Hệ thống bệnh viện đến 95 % là công lập và có 1 hệ thống BHYT duy nhất. Ngoài ra, góp một phần không nhỏ cho những thành công trên chính là từ sự giúp đỡ của nhiều Tổ chức quốc tế. Cho đến thời điểm này, Cục CNTT đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế xây dựng 3 chương trính y tế điện tử tới năm 2020: Chương trình 1 về xây dựng cơ sở hạ tầng triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử để dần hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế. Chương trình 2 về hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, phần mềm quản lý trạm y tế xã theo tiêu chuẩn chung để đảm bảo liên thông các phần mềm với nhau và với phần mềm trong giám định bảo hiểm y tế. Chương trình 3 về dịch vụ công trực tuyến và cơ chế 1 cửa quốc gia ASEAN, phấn đấu đến 2020 có 70-80% trong số 300 thủ tục hành chính đạt mức độ 3, 4. ![]() Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đề cao vai trò kết nối liên thông biến thế giới ảo thành thế giới thực. Các bệnh viện tại Việt Nam hiện đang sử dụng hơn 1000 phần mềm khác nhau. Thực tế đòi hỏi không thể có phần mềm dùng chung mà phải xây dựng 1 tiêu chuẩn chung để kết nối các phần mềm. Cục CNTT – Bộ Y tế đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 7713/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 về việc công bố tài liệu tiêu chuẩn quốc tế giao thức bản tin HL7 phiên bản tiếng Việt và Quyết định số 3926/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế công bố tài liệu tiêu chuẩn kiến trúc tài liệu lâm sàng HL7CDA phiên bản tiếng Việt áp dụng vào phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực y tế (Áp dụng vào phần mềm quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế) Tuy nhiên nhiều bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe trên cả nước chưa quan tâm tới tiêu chuẩn này dẫn đến tình trạng các bệnh viện sử dụng nhiều phần mềm và các phần mềm này không có sự kết nối với nhau. Chính bởi lẽ đó, việc cần làm ngay chính là đẩy mạnh triển khai và đưa tiêu chuẩn HL7 vào sử dụng phổ biến giúp liên thông các phần mềm sử dụng trong y tế, tháo gõ những khó khăn và đưa ra giải pháp, định hướng kỹ thuật về liên thông hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam trong thời gian tới. Hoà chung với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Nanosoft đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, đưa chuẩn HL7 vào phần mềm quản lý bệnh viện Nano-Hospital. Những nỗ lực của chúng tôi được đền đáp bởi sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng phần mềm quản lý tổng thế bệnh viện. Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện là thiết thực nâng cao năng lực quản lý và điều hành của giám đốc bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vì vậy Banh lãnh đạo tại các bệnh viện phải thực sự quan tâm đầu tư mọi nguồn lực để ứng dụng và phát triển CNTT trong bệnh viện. |
Con đường từ Bệnh án giấy đến Bệnh án điện tử
Bắt đầu từ ngày 1/3/2019, các cơ sở y tế bắt đầu sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh trước kia. Nếu hiện thực hóa thành công, người bệnh sẽ được lợi nhiều mặt bởi có mã số định danh khi khám chữa bệnh, bác sĩ có thể kiểm tra tất cả dữ liệu bệnh sử để cho lần điều trị sau... Vậy giữa mong muốn và việc áp dụng thực tế ở các bệnh viện có gì khó khăn? BS CKII Phạm Thanh Việt - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) đánh giá áp dụng bệnh án điện tử là một bước đi tuyệt vời, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhân công, độ chính xác cao và đơn giản hóa thủ tục hành chính. "Bệnh án điện tử là một bước tiến, giúp bác sĩ theo dõi, đánh giá được tình trạng bệnh sử (thăm khám ở đâu, bao nhiêu lần, chẩn đoán gì và đã sử dụng loại thuốc gì) của bệnh nhân một cách toàn diện, từ đó có hướng điều trị chính xác. Ngoài việc truyền đạt thông tin giữa các tuyến một cách nhanh nhất, việc áp dụng này còn giúp các nhà nghiên cứu trích xuất dữ liệu bệnh nhân và rút ra được những kinh nghiệm hết sức quan trọng" Tuy nhiên, đó là điều mà ngành y tế đang hướng tới. Nhưng để thực hiện thực hiện còn nhiều khó khăn bởi chưa có lộ trình rõ ràng, đồng bộ. Việc có một số bệnh viện đang triển khai là "word hóa", chứ chưa hẳn là một bệnh án điện tử đúng nghĩa. ![]() "Chẳng hạn như quy định về chữ ký tươi. Yêu cầu với một bệnh nhân trước khi phẫu thuật là phải ký giấy thì giờ họ ký ở đâu, lưu thế nào… Ngoài ra còn các loại giấy tờ khác như thanh toán viện phí, đơn từ, giấy xác nhận bệnh nặng xin về, cam kết liên quan đến thân nhân người bệnh… là cả một vấn đề" bác sĩ Phạm Thanh Việt lý giải. Cho rằng bệnh án điện tử là một xu hướng bắt buộc, bác sĩ Việt kiến nghị cần có một đề án rõ ràng, từ đó xây dựng một mẫu bệnh án điện tử chi tiết, đạt chuẩn để tất cả các hệ thống bệnh viện thực hiện theo. Kế đến là phải có sự liên kết các bệnh án lại với nhau, điều này sẽ giúp việc đăng ký chuyển tuyến bệnh nhân từ các nơi thực hiện thông qua hệ thống một cách đơn giản. Theo bác sỹ Việt, giá trị lớn nhất của bệnh án điện tử là thông tin y tế trọn đời của bệnh nhân chỉ gọi gọn trong một cái mã số và phải làm sao bệnh nhân đi đến chỗ nào bệnh án cũng đi theo được. Thủ tục hành chính đơn giản, không còn nhiêu khê là điều ai cũng mong muốn, và bệnh án điện tử chính là một bước tiến trong hành trình đơn giản hóa thủ tục ấy. Sưu tầm |
Phát triển y tế cơ sở - Nền tảng phát triển cho nền y nước nhà
Y tế cơ sở (YTCS) ở nước ta hiện nay bao gồm: Y tế thôn, bản, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, là tuyến y tế ban đầu gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất. Mạng lưới YTCS ngày càng có vai trò quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, thực hiện các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình mục tiêu về y tế, nhất là việc khám, chữa bệnh cho người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo - là những khu vực điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tỷ lệ người nghèo cao, lại ở xa các bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương. Trong những năm qua, mạng lưới YTCS ở Việt Nam đã được củng cố, phát triển. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi, làm theo. Hiện nay, cả nước có hơn 700 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có hơn 60% số trạm y tế đã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020; 100% số xã có trạm y tế hoặc có phòng khám đa khoa khu vực liên xã; 87,5% số trạm y tế xã có bác sĩ làm việc (bao gồm cả bác sĩ làm việc lâu dài và bác sĩ tuyến trên luân phiên về làm việc hai, ba ngày trong tuần); 96% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi và hơn 95% số thôn bản có nhân viên y tế thôn, bản hoặc cô đỡ thôn, bản… Mặc dù được Quốc hội, Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố và các nhà tài trợ quốc tế quan tâm dành nhiều nguồn lực đầu tư trong suốt thời gian qua, song YTCS vẫn tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết, trong đó khó khăn lớn nhất là về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế chính sách và phát triển nguồn nhân lực đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Trên thực tế, người dân đến với YTCS để được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tư vấn về sức khỏe lại chiếm tỷ lệ thấp. Có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân trực tiếp là "chất lượng dịch vụ", "lòng tin của người dân" và nguyên nhân gián tiếp phải nói tới cơ chế chính sách và đầu tư. Cơ chế, chính sách chưa thật sự tạo điều kiện cho YTCS phát huy khả năng và tiềm năng, điều đó dẫn tới người dân sẽ lại tiếp tục vượt tuyến, chịu chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe, các bệnh viện tuyến trên tiếp tục quá tải và sự hài lòng sẽ khó được cải thiện. Ðể giải quyết những nguyên nhân gốc rễ đó, ngành y tế tiếp tục thực hiện đổi mới YTCS một cách toàn diện, đồng bộ, hướng tới "bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân", bảo đảm để tất cả mọi người dân được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng khi cần mà không phải chịu khó khăn về tài chính, mà trước hết cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và chức năng, nhiệm vụ của YTCS, tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực để nâng cao chất lượng của YTCS như: Ðưa trạm y tế thuộc trung tâm y tế huyện để luân phiên cán bộ từ huyện xuống và từ xã lên, bồi dưỡng cán bộ tuyến dưới để nâng cao kỹ thuật chuyên môn, được tiếp cận với mô hình bệnh tật, nhu cầu của người dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối, bắt đầu từ chương trình tiêm chủng mở rộng, bà mẹ và trẻ em, khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho đến quản lý sức khỏe người dân. Tiến tới thực hiện mục tiêu quản lý sức khỏe toàn diện cho từng người dân. Người dân cần được khám sức khỏe định kỳ chứ không chỉ khám bệnh khi ốm đau; phải được khám sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ, mầm mống bệnh tật, điều trị kịp thời nhằm giảm thấp nhất chi phí điều trị; phải được tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe… Định hướng tăng cường mạng lưới YTCS trong những năm tới được xác định là để bảo đảm cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện, giúp mọi người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ y tế ít tốn kém là yếu tố cơ bản, có tính quyết định tiến tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Ðể triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW và Quyết định 2348/QÐ-TTg ngày 5-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án Xây dựng và phát triển mạng lưới YTCS trong tình hình mới, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động; Hướng dẫn triển khai mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã thuộc tám tỉnh, thành phố để các trạm y tế đến học tập kinh nghiệm; Quyết định về mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; xây dựng kế hoạch theo dõi sức khỏe cá nhân đến từng người dân; triển khai phần mềm quản lý công tác tiêm chủng... Ðồng thời, đề nghị các địa phương đẩy nhanh việc hoàn thiện mô hình trung tâm y tế huyện đa chức năng, tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến huyện. Ðáng chú ý, tháng 10-2017, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 39/2017/TT-BYT về gói dịch vụ y tế cơ bản để khuyến khích người dân đến khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế xã. Ðồng thời thực hiện đẩy mạnh việc quản lý sức khỏe, theo dõi các bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình ở khu vực đô thị để nâng cao hiệu quả hoạt động YTCS. Trong năm 2018, ngành y tế tập trung thực hiện một số nội dung quan trọng để YTCS thật sự trở thành nền tảng, xương sống của hệ thống y tế Việt Nam: Một là về tổ chức, hoạt động: Tiếp tục sắp xếp các trung tâm y tế và bệnh viện tuyến huyện thành trung tâm y tế đa chức năng, thực hiện cả nhiệm vụ phòng bệnh, chữa bệnh, dân số, an toàn thực phẩm, trực tiếp quản lý trạm y tế xã nhằm giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế tuyến huyện. Ðổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của trạm y tế xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe . Giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ trạm y tế xã làm những việc theo Danh mục các dịch vụ kỹ thuật tuyến cơ sở bắt buộc phải thực hiện. Quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã; nâng cao năng lực phát hiện, sàng lọc, kịp thời chuyển người bệnh lên tuyến trên và tiếp nhận, theo dõi, điều trị người bệnh từ tuyến trên chuyển về. Phát triển các phòng khám bác sĩ gia đình tại nơi có điều kiện để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ngày càng tốt hơn. Hai là về tài chính: Ðồng thời với giao nhiệm vụ phải kèm theo đổi mới cơ chế tài chính, phương thức chi trả cho YTCS. Bảo đảm dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, tăng tỷ trọng chi bảo hiểm y tế, huy động các nguồn vốn ODA, tư nhân, xã hội hóa cho y tế cơ sở. Ban hành và cập nhật gói dịch vụ y tế cơ bản phù hợp với khả năng chi trả của bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước. Ba là về nhân lực: Tiếp tục tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới và ngược lại; xây dựng các quy trình chuyên môn, hướng dẫn điều trị; tiếp tục đào tạo theo địa chỉ để đào tạo nhân lực cho YTCS, các vùng khó khăn; xây dựng và trình ban hành các chính sách ưu đãi cho nhân viên YTCS, nhất là tại vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Bốn là về cơ sở hạ tầng: Phân loại các trạm y tế xã để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ở từng vùng miền, khu vực; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, nhưng tin rằng, với sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn dân, ngành y tế sẽ phát huy được những thành tựu đã đạt được, tiếp tục nỗ lực phấn đấu để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Sưu tầm |
Công ty cổ phần công nghệ Nanosoft vui mừng kỷ niệm 9 năm ngày thành lập công ty 14/02/2008 – 14/02/2017
Trải qua 09 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua bao gian khó với nhiều thăng trầm, Công ty cổ phần công nghệ Nanosoft đã không ngừng vươn lên, dưới sự dẫn dắt sáng suốt và tài tình của ban Giám Đốc, công ty đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, xây dựng được môi trường làm việc thân thiện và lành mạnh. ![]() Ngày kỷ niệm không quá rườm rà hình thức, không cần những con số đánh giá khô khan, mọi người ngồi lại với nhau như một gia đình trong không khí đầm ấm như xua tan đi những lạnh giá của mùa đông. Bước sang một năm mới mọi thành viên cùng ngồi ôn lại những chặng đường đã đi qua, những thăng trầm trong quá trình phát triển của công ty và hướng đến sự phát triển bền vững của công ty trong những năm sau. ![]() Chặng đường 09 năm chưa phải là dài đối với một doanh nghiệp, nhưng cũng đủ để chúng ta khẳng định một thương hiệu Nanosoft có uy tín. Trong bữa tiệc nhỏ nhưng ấm cúng đã gắn kết thêm tình cảm của mỗi thành viên trong gia đình Nanosoft để mọi người hiểu nhau hơn nữa trong cuộc sống cũng như trong công việc. ![]() Một lần nữa, Chúc mừng sinh nhật lần thứ 9 Công ty cổ phần công nghệ Nanosoft, chúc công ty vươn vai kết nối ra toàn quốc toàn cầu, mở rộng qui mô hoạt động và gặt hái nhiều thắng lợi lớn!!! |