Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, đến hết ngày 31/7/2016, có hơn 12,5 triệu người tham gia BHXH trong đó:
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt hơn 10,5 triệu người
- BHXH tự nguyện đạt hơn 192 nghìn người
- BHYT gần 73 triệu người
Như vậy, tỉ lệ tham gia BHXH năm 2016 đạt 79,2% dân số cả nước.
Đầu tháng 8 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã làm việc với
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách BHXH,
Bảo hiểm y tế (BHYT) và triển khai Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP.
Đến hết tháng 7, Số thu BHXH, BHYT, BHTN đạt hơn 133 nghìn tỷ đồng
tương đương 56,58% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đã có 99% dân số
cả nước được thu thập, nhập thông tin và đã đồng bộ mã thẻ BHYT của 58,2
triệu người, tương đương với 86,2% số người có thẻ BHYT. Hiện nay, đang
tiếp tục rà soát, điều chỉnh dữ liệu đã thu thập được để tích hợp, đồng
bộ và xây dựng quy trình khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả hệ
thống cơ sở dữ liệu này.

Triển
khai thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ, BHXH Việt Nam đã
ban hành Kế hoạch về cải cách hành chính đối với doanh nghiệp, chỉ đạo
quyết liệt các đơn vị nghiệp vụ ở Trung ương, BHXH 63 tỉnh, thành phố;
BHXH 710 quận, huyện nghiêm túc thực hiện Nghị quyết này. Đồng thời giao
chỉ tiêu, nhiệm vụ cho Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện cải
cách thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian, chi phí đối với doanh
nghiệp, giảm số giờ giao dịch xuống 49 giờ, ngang bằng các nước ASEAN 4
vào cuối năm 2016, phấn đấu đến năm 2020 giảm số giờ giao dịch đối với
doanh nghiệp xuống còn 45 giờ ngang bằng với các nước ASEAN 3.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, BHXH Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, tiêu biểu như:
- Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT
- Triển khai Cổng thông tin giám định BHYT
- Tình hình lạm dụng Quỹ BHYT ngày càng nghiêm trọng (đặc biệt sau khi quy định thông tuyến BHYT đối với bệnh nhân khám chữa bệnh được áp dụng và tăng giá dịch vụ y tế).
- Việc khởi kiện các doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT gặp khó khăn do
quy định chuyển chức năng khởi kiện sang tổ chức công đoàn.
Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh vai trò quan trọng của BHXH, BHYT trong
hệ thống an sinh xã hội mỗi quốc gia và yêu cầu BHXH Việt Nam, Bộ Y tế,
Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội cùng các Bộ, Ngành liên quan có giải
pháp cụ thể, quyết liệt, kiên trì để thay đổi thói quen của người dân,
nhằm đạt mục tiêu 90% dân số Việt Nam có BHYT, 50% người lao động có
BHXH vào năm 2020.
“Ở các nước có hệ thống an sinh tốt,
BHYT và các loại hình BHXH cơ bản bao phủ tuyệt đại đa số người dân,
người không tham gia chỉ là cá biệt. Còn với Việt Nam, hiện BHYT bao phủ
được trên 79%, BHXH mới đạt 25% là quá thấp”, Phó Thủ tướng nói.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có 90% dân số tham gia BHYT, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong giám
định, khám chữa bệnh bằng BHYT. Tăng cường tuyên truyền về lợi ích của
BHYT để thu hút nhiều người dân tham gia.
Từ phản ánh của lãnh
đạo BHXH Việt Nam về việc một số cơ sở y tế chưa tuân thủ nghiêm túc
việc kết nối, cập nhập thông tin vào Cổng thông tin giám định BHYT, Phó
Thủ tướng cho rằng, BHXH Việt Nam xem xét việc ký hợp đồng, thanh toán
BHYT đối với các cơ sở này và nhấn mạnh nếu không người dân có quyền
nghi ngờ ngành y tế không công khai minh bạch.
Để người dân
không nghi ngờ, Bộ Y tế phải chỉ đạo các cơ sở này thực hiện kết nối
liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT. Bên cạnh đó, ngành y tế cần tăng
cường tập huấn, tạo thói quen cho cán bộ y tế trong ghi chép đầy đủ
thông tin bệnh nhân phục vụ cho việc cập nhật lên cơ sở dữ liệu BHYT
chung.
Theo Nguyễn Thúy - daibieunhandan.vn