Theo
thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH), đến tháng 8.2016 đã có
trên 40 tỉnh, thành phố bội chi Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Nếu không
triển khai đồng bộ những giải pháp căn cơ bảo đảm cân đối Quỹ BHYT, thì
nguy cơ vỡ quỹ có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của
người dân tham gia BHYT - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Minh
Thảo cho biết. Xin ông cho biết nguyên nhân dẫn đến bội chi cao Quỹ BHYT trong thời gian vừa qua? Năm
2016 có những điều chỉnh về mặt chính sách theo Luật BHYT, đó là thực
hiện chính sách viện phí và tài chính y tế; liên thông khám, chữa bệnh
(KCB) BHYT tuyến huyện, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận
các dịch vụ y tế tốt hơn, lựa chọn nơi KCB tốt hơn. Điều này khiến tần
suất sử dụng các dịch vụ KCB BHYT tăng lên.Thực hiện chính sách viện phí
và tài chính y tế thông qua Thông tư 37 với việc điều chỉnh giá dịch vụ
kỹ thuật y tế theo hướng tính đúng tính đủ, đương nhiên sẽ đẩy chi phí
cao lên. Để bảo đảm tài chính minh bạch, Nhà nước sẽ không cấp ngân sách
trực tiếp cho các cơ sở KCB mà điều chỉnh thông qua hỗ trợ BHYT, đương
nhiên việc chi trả từ Quỹ BHYT cho các dịch vụ y tế sẽ tăng lên. Bên
cạnh đó, tần suất khám tăng từ 5 - 7% do người dân hưởng những điều kiện
thuận lợi về KCB; giá dịch vụ y tế điều chỉnh khiến chi phí y tế tăng
từ 17 - 20%; cùng với sự phát triển các dịch vụ kỹ thuật, yếu tố trượt
giá… năm nay Quỹ BHYT phải chi trả khoảng 66.000 tỷ so với 49.000 tỷ
đồng trong năm 2015, tăng khoảng 35%. Đặc biệt, do những yếu kém về kiểm
soát lạm chi KCB tại nhiều địa phương nên hiện có trên 40 tỉnh, thành
phố trên cả nước không cân đối được Quỹ BHYT Trung ương phải hỗ trợ. ![]() Ông Nguyễn Minh Thảo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Vậy BHXH Việt Nam đã có những giải pháp nào để giúp các tỉnh, thành phố hạn chế bội chi, cân đối được Quỹ BHYT, thưa ông? Trong
những tháng vừa qua, bên cạnh những yếu tố khách quan cũng có yếu tố
chủ quan từ phía các cơ sở KCB. Phần từ người dân, phần từ trách nhiệm
quản lý giám sát của ngành y tế, cơ quan bảo hiểm đã dẫn đến tình trạng
bội chi Quỹ BHYT ở nhiều địa phương. Để khắc phục tình trạng này, các
bộ, ngành liên quan đã triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể như: Mở
rộng nhanh các đối tượng tham gia để có nguồn thu tốt hơn cho Quỹ BHYT;
căn cơ các chi phí, những gì cần làm thì làm những gì cần tiêu thì tiêu,
thuốc nào cần phải sử dụng thì sử dụng; hạn chế tình trạng trục lợi Quỹ
BHYT. Thực tế cho thấy, việc trục lợi Quỹ BHYT không phải là tình trạng
hiếm gặp trong thời gian qua. Có tình trạng bệnh nhân chỉ cần khám 1
lần, lại hẹn bệnh nhân khám nhiều lần, cơ sở KCB không chữa được song
vẫn giữ lại làm xét nghiệm, vẫn chụp chiếu; Khi chuyển bệnh nhân lên
tuyến trên, tuyến trên lại làm lại không sử dụng kết quả của tuyến dưới,
dẫn đến lãng phí các chi phí trung gian. Ngoài ra cũng có trường hợp,
kê thuốc đắt gấp đôi giá gốc, các vật tư y tế nhiều nơi sử dụng lãng
phí. Một số nơi đưa bệnh nhân vào nội trú không đúng mức độ bệnh lý để
được thanh toán tiền giường, tiền bảo hiểm làm tăng chi phí lên. Thậm
chí có cơ sở y tế còn thu gom bệnh nhân, vận động người dân KCB miễn phí
song lại lấy thẻ bảo hiểm kê khống để thanh toán với cơ quan bảo hiểm.
Thời gian tới cơ quan BHXH sẽ cùng ngành y tế và chính quyền các cấp địa
phương quyết liệt kiểm tra xử lý nghiêm những hành vi trục lợi BHYT.
BHXH Việt Nam kiên quyết không thanh toán quỹ BHYT cho các cơ sở KCB có
hành vi trục lợi quỹ BHYT. Còn đối với những địa phương có số bội chi
quỹ KCB BHYT do những nguyên nhân khách quan như: Tăng giá viện phí, tần
suất KCB tăng, phát triển các dịch vụ kỹ thuật đúng cần thiết đã được
phê duyệt… sẽ được BHXH Việt Nam chuyển kinh phí về để cân đối quỹ. Ông có thể nói rõ hơn về giải pháp nhanh chóng mở rộng, phát triển các đối tượng tham gia BHYT để tăng nguồn thu cho Quỹ BHYT? Hiện
cả nước còn khoảng 20% dân số chưa tham gia BHYT, tập trung ở đối tượng
lao động tự do; đối tượng làm việc phi chính thức, công việc không ổn
định có mức sống trung bình, đối tượng ở khu vực nông thôn… đây là những
đối tượng có thể tuyên truyền vận động tham gia BHYT. Bên cạnh đó, có
một giải pháp có thể tăng phí BHYT, song trước tình hình kinh tế - xã
hội và hoạt động của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên BHXH
Việt Nam chưa đề nghị Chính phủ tăng thu BHYT trong thời điểm này mà xin
Chính phủ đồng ý cho sử dụng quỹ dự phòng BHYT bù tăng chi phí KCB. Xin cảm ơn ông! Nguồn: Trường Sơn - daibieunhandan.vn |
Tin tức hoạt động triển khai phần mềm phòng khám trên toàn quốc > Nguồn - Tin tức phần mềm quản lý phòng khám >